Cà muối Nghệ An có gì đặc biệt? Cách làm cà muối kiểu Nghệ An ngon
Cà muối Nghệ An là món ăn dân dã được nhiều người yêu thích. Đặc biệt, tại Nghệ An có rất nhiều công thức cà muối ngon khác nhau: cà muối chua, cà teo ngâm mắm, cá muối mắm Nghệ An, cà muối cay,... Cùng tìm hiểu món cà muối Nghệ An có gì hấp dẫn và cách muối cà Nghệ An chi tiết dưới đây.
Đặc sản cà teo ngâm mắm Nghệ An
Cà muối Nghệ An có gì đặc biệt
Cà muối là món ăn dân dã của nhiều người Việt Nam, đặc biệt là vào mùa hè. Cà muối giòn thơm, ăn kèm với các loại canh mùa hè: canh rau đay mùng tơi, canh rau muống,...sẽ cho trải nghiệm vị giác hoàn hảo nhất.
Cà muối Nghệ An đặc trưng vị cay, mặn
Là loại cây dễ trồng, phát triển tốt nên hầu như bất cứ vùng miền nào cũng biết đến cách chế biến cà muối. Tuy nhiên, riêng ở Nghệ An, món ăn cà muối thông thường có rất nhiều biến thể. Đặc biệt ấn tượng là món cà muối nước mắm Nghệ An hay còn được gọi là món cà teo ngâm mắm Nghệ An.
Cách muối cà pháo Nghệ An theo 2 kiểu này tương đối khác biệt so với muối cà thông thường. Món cà thể hiện được đặc trưng ẩm thực của người xứ Nghệ với 2 gia vị nổi bật: cay và mặn.
Chi tiết cách muối cà kiểu Nghệ An sẽ được hướng dẫn dưới đây:
Cách làm cà muối Nghệ An ngon
Như đã nói trên, có rất nhiều công thức, kiểu muối cà khác nhau. Tuy nhiên, riêng ở Nghệ An, cách làm cà muối mắm Nghệ An là một trong những công thức ấn tượng và khác biệt nhất.
Chuẩn bị nguyên liệu cho cách làm cà ngâm mắm chua ngọt
Nguyên liệu cần có cho món cà teo ngâm mắm Nghệ An:
-
Cà pháo trắng 500 gr, chọn cà chín vừa tới, không quá non nhưng chưa quá già.
-
Nước mắm ngon.
-
Gia vị: Muối, đường, dấm.
-
Mía 1 khúc róc vỏ, chẻ thành từng thanh nhỏ, đập dập.
-
Ớt xay, tỏi xay, riềng xay.
Chọn cà ngon để chuẩn bị muối
Cách làm cà muối mắm nghệ an
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần có cho món cà muối Nghệ An, bạn cần bắt tay vào thực hiện làm cà muối mặn Nghệ An theo các bước:
-
Bước 1: Làm sạch cà và sơ chế.
Cà pháo sau khi làm sạch, bỏ cuống thì mang phơi nắng cho héo bớt. Thông thường, để muối cà ngon, nên phơi nắng trước khoảng 1 ngày.
-
Bước 2: Chuẩn bị ngâm cà.
Ngâm cà trong nước muối pha giấm để bớt vị hăng và đắng của cà. Đây còn là cách giúp cà giữ được màu trắng và đẹp trong suốt quá trình muối.
Nấu nước sôi rồi để nguội cho ấm vừa phải. Lần lượt chần riềng, tỏi, ớt và mía tươi để làm sạch. Đồng thời bước này giúp quá trình ngâm không quá cay, nồng, khó ăn.
Ngâm cà ngập nước
-
Bước 3: Ngâm cà
Cho hỗn hợp gia vị riềng, tỏi ớt đã chần vào bình ngâm.
Pha nước ngâm cà theo tỷ lệ: 3 nước mắm, 2 nước sôi, và 1 thìa canh giấm.
Cho cà vào hũ, đổ hỗn hợp trên vào trộn đều, thêm mía vào. Cho thêm ớt tươi lên trên.
Lưu ý nước ngâm cà nên đổ ngập mặt cà, tránh cà bị thâm.
-
Bước 4: Bảo quản
Đặt vỉ tre lên trên cùng, nén bằng cục đá cuội nặng, đậy nắp và ngâm cà ít nhất 3 ngày.
Thời gian ngâm cà càng lâu, cà càng ngấm ngon. Tuy nhiên, ngâm quá lâu sẽ khiến cà bị hư, có mùi lạ. Nên ngâm trong khoảng 1-2 tuần sẽ cho vị ngon chuẩn nhất.
Dùng vỉ tre ép cà muối
Lưu ý khi muối cà kiểu Nghệ An
Một vài lưu ý khi ngâm cà muối Nghệ An:
-
Ở các bước làm sạch và sơ chế, cần đảm bảo vệ sinh: dùng nước sạch, tay đeo găng để cà khi ngâm hoàn toàn sạch, không bị úng hỏng.
-
Cách muối cà mặn của Nghệ An này sẽ phù hợp với những ai có khẩu vị ăn tương đối đậm đà. Do đó, nếu bạn đã quen ăn nhạt, có thể giảm lượng mắm sử dụng ngâm cà.
-
Tương tự như ăn vị mặt, người Nghệ An thường cho nhiều ớt vào cà ngâm teo. Tuy nhiên, nếu bạn không ăn được cay, có thể thay thế ớt hoặc giảm ớt khi ngâm.
Cà muối Nghệ An ngon cần ngâm khoảng 1 tuần
Trên đây là những thông tin cơ bản về món cà muối Nghệ An và cách làm cà ngâm teo mặn Nghệ An. Chúc bạn sẽ thực hành thành công với những hướng dẫn chi tiết trên. Đừng quên thường xuyên tra cứu website để cập nhật những địa điểm du lịch mới nhất và trải nghiệm đa dạng các món đặc sản địa phương hấp dẫn.
0 Bình luận
Để lại bình luận
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *