Bỏ túi kinh nghiệm đi du lịch, lễ chùa Hương không bị “chặt chém”

17/07/2023 - Lượt xem: 111
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt

Kinh nghiệm đi chùa Hương đầu năm không bị “chặt chém” dưới đây sẽ giúp bạn có chuyến đi an toàn, văn minh. Đặc biệt, hãy ghi nhớ 3 lưu ý đầu tiên và tuân thủ tuyệt đối nếu không muốn bị “móc ví” một cách đầy thuyết phục. 

Kinh nghiệm du lịch chùa Hương ​​​​​​​Kinh nghiệm du lịch chùa Hương 

#1. Cắt đuôi “cò đò” sớm 

Lễ hội chùa Hương diễn ra từ mùng 6 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Mùa lễ hội là thời điểm hội tụ đông đảo du khách thập phương đến tham quan, kính lễ nơi chùa thiêng. Song, trước sự nổi tiếng cũng như ảnh hưởng rộng rãi của lễ hội đặc biệt này, nhiều người dân kinh doanh dịch vụ tại đây đã lợi dụng để “chặt chém” du khách, cung cấp hàng hóa và dịch vụ với mức giá “trên trời”. 

Tránh các dịch vụ “cò đò” trên đường di chuyển đi chùa Hương 

Tránh các dịch vụ “cò đò” trên đường di chuyển đi chùa Hương 

Một trong những dịch vụ nổi bật ở chùa Hương là đi đò. Khách du lịch phải di chuyển bằng đò vào các khu chùa. Đây không chỉ là hình thức di chuyển mà còn là một hình thức du lịch tham quan thắng cảnh. Do đó, bất cứ du khách nào đến chùa Hương đều phải đi đò. 

Lợi dụng sự cấp thiết này, tại các địa điểm du lịch gần chùa Hương, nhiều hộ kinh doanh đã có chiêu trò “cò đò, đón khách”. Người “có đò” xuất hiện từ sớm trên các cung đường vào chùa Hương. Khi bắt gặp khách du lịch hay các đoàn khách lớn, sẽ bám theo để mời gọi và hướng dẫn di chuyển đến khu vực đò của nhà mình. 

Thông thường, những đối tượng “cò đò” này là chính chủ nhà đò hoặc được thuê để tìm khách cho nhà đò. Mức giá vé du lịch chùa Hương đi qua “cò đò” cũng đắt hơn so với mức giá thực tế. Do đó, để không bị dẫn dụ, bạn cần cảnh giác trước những chiêu trò “cò đò” trên đường đến chùa Hương. 

#2. Tránh xa các dịch vụ không cần thiết 

Bạn có thể tham khảo trước hướng dẫn du lịch chùa Hương để tránh sử dụng các dịch vụ không cần thiết. Lễ hội chùa Hương được tổ chức kéo dài nhiều tháng. Do đó, các hoạt động lễ hội và dịch vụ tại đây rất đa dạng. Bên cạnh lễ hội, khách du lịch có thể trải nghiệm nhiều dịch vụ du lịch, hướng dẫn du lịch hoặc trải nghiệm ẩm thực hay khám phá khác. 

Song, bất cứ dịch vụ nào được giới thiệu đều sẽ đi kèm với mức giá cụ thể. Nếu bạn tham quan, đi lễ chùa Hương trong ngày, hãy tránh tối đa sử dụng các dịch vụ không cần thiết. 

Tránh xa các dịch vụ không cần thiết khi trải nghiệm du lịch chùa Hương 

Tránh xa các dịch vụ không cần thiết khi trải nghiệm du lịch chùa Hương 

Trải nghiệm du lịch lễ hội chùa Hương, không chỉ những dịch vụ du lịch, hộ kinh doanh ở đây còn có thể kinh doanh các dịch vụ: ký gửi đồ đạc, dịch vụ nghỉ chân, dịch vụ vệ sinh,...

Kinh nghiệm chống chặt chém khi đi chùa Hương là: “không sử dụng dịch vụ khi không thực sự cần thiết”.  

#3. Tìm hiểu trước giá vé và mua vé tại nơi tổ chức

Hoạt động du lịch khám phá và lễ hội tại chùa Hương cung cấp nhiều trải nghiệm với hạng mức vé khác nhau. Song, vé chính thống chỉ được cung cấp bởi ban tổ chức và công khai giá vé. 

Chủ động mua vé chùa Hương tại điểm bán vé của ban tổ chức 

Chủ động mua vé chùa Hương tại điểm bán vé của ban tổ chức 

Tại các điểm du lịch chùa Hương, bạn nên chủ động tìm hiểu trước các hoạt động được cấp phát vé và mức giá do ban tổ chức thông báo. Nên tìm mua vé trực tiếp tại các địa điểm bán vé chính thống của ban tổ chức. 

#4. Thỏa thuận rõ ràng trước khi mua bán

Trong quá trình tham gia lễ hội hay các giao dịch mua bán, bạn cần thỏa thuận rõ ràng về giá trước khi mua bán. Để không hiểu nhầm hay gây ra tranh cãi, bạn nên hỏi kỹ giá, có thể mặc cả khi mua bán tại các điểm kinh doanh ở chùa. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên để xảy ra tranh cãi hay xích mích. 

Nên thỏa thuận rõ ràng trước khi mua bán ở chùa 

Nên thỏa thuận rõ ràng trước khi mua bán ở chùa 

Nếu không đạt được sự đồng thuận về giá, bạn có thể ngừng trao đổi hoặc lựa chọn nhà bán khác. Những tranh cãi hay bất đồng ban đầu có thể là “ngòi nổ” cho va chạm, cãi vã. Điều này không nên để xảy ra tại chùa hay khi trải nghiệm tour du lịch chùa Hương. 

#5. Lưu lại thông tin đường dây nóng để sử dụng khi cần thiết 

Lưu lại thông tin đường dây nóng của ban quản lý chùa Hương sẽ giúp bạn xử lý nhanh chóng các vấn đề phát sinh khi du lịch. Trong trường hợp bị “chặt chém” giá hoặc gây khó khăn trong quá trình du lịch, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến ban tổ chức. Đơn vị tổ chức sẽ trực tiếp can thiệp và hỗ trợ bạn xử lý vấn đề nhanh chóng. 

Lưu lại thông tin liên hệ với ban quản lý lễ hội chùa Hương 

Lưu lại thông tin liên hệ với ban quản lý lễ hội chùa Hương 

Trên đây là những kinh nghiệm du lịch chùa Hương, lễ chùa Hương đầu năm chống “chặt chém giá”. Hãy ghi nhớ nằm lòng để áp dụng vào hành trình trải nghiệm du lịch của bạn. Mong rằng, những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn có chuyến trải nghiệm du lịch, cúng lễ đầu năm thuận lợi, an toàn, văn mình. Đừng quên cập nhật website thường xuyên để tra cứu những thông tin du lịch mới nhất, địa điểm du dịch và món ngon ẩm thực hấp dẫn.

Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Chia sẻ:

0 Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
 
 
up arrow