Cách xử trí vết sứa cắn khi đi tắm biển, nên uống thuốc gì?

17/07/2023 - Lượt xem: 101
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt

Sứa biển cắn khi đi tắm biển nếu không được sơ cứu đúng cách có thể làm vết thương lan rộng và tổn thương hơn. Chính vì thế, để có một chuyến đi tắm biển an toàn và trọn vẹn, học ngay cách xử trí vết sứa cắn dưới đây. Nên sử dụng thuốc nào để giảm ngay triệu chứng?

Cách xử lý vết sứa cắn khi đi tắm biển​​​​​​​Cách xử lý vết sứa cắn khi đi tắm biển

Tình trạng sứa cắn khi đi tắm biển

Sứa đốt như thế nào? Hiện tượng sứa biển cắn gây ngứa ở các bãi biển Việt Nam xảy ra hầu hết các tháng, đặc biệt là trong giai đoạn mùa du lịch cao điểm từ tháng 4 đến tháng 8. Những con sứa biển thường xuất hiện tại các bãi biển thuộc khu vực Đà Nẵng, Nha Trang hoặc Vũng Tàu…. Chắc chắn bạn sẽ không muốn bị mất hứng thú và sự háo hức trong chuyến du lịch bởi những vết sứa cắn. 

Sứa đốt bao lâu thì khỏi? Tùy thuộc vào mức độ và cách xử lý mà thời gian vết sứa đốt lành sẽ mất khoảng: 3 - 5 ngày. 

Biểu hiện vết sứa cắn 

Các vết châm, cắn do một số loài cá (ví dụ như cá đuối gai độc), sứa và các loài động vật biển khác gây ra đều rất đau và thấy ngứa rát. Khi bị sứa đốt sẽ xuất hiện triệu chứng nhẹ không gây nguy hiểm đến tính mạng như:

  • Xuất hiện các lằn đỏ, nâu hay tím ở trên da.

  • Cảm giác bỏng rát, đau nhức, châm chích.

  • Cảm giác ngứa.

  • Da sưng vù.

  • Cảm giác đau theo nhịp đập và lan theo cánh tay hoặc chân.

Biểu hiện sứa biển cắn

Biểu hiện sứa biển cắn

Tuy nhiên, đối với trẻ em, người cao tuổi và người có sức đề kháng kém thì các triệu chứng có thể nặng hơn, bao gồm:

  • Khó thở.

  • Yếu cơ.

  • Phát ban toàn thân.

  • Nôn ói.

  • Ngất xỉu.

Khi nhận thấy các triệu chứng nhẹ, chúng ta có thể xử lý vết thương ngay tại nhà. Trong trường hợp nặng hơn thì cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời.

Cách xử trí khi sứa đốt lúc tắm biển

Khi nhận thấy có dấu hiệu bị sứa đốt, nếu bạn chưa biết sứa cắn thì làm gì, bạn cần thực hiện các hành động xử lý sau:

Rời khỏi vị trí đang tắm

Trong quá trình tắm biển, bạn bỗng có cảm giác đau nhức như bị kim chích hoặc cảm giác bỏng rát trên da thì cần lập tức rời khỏi vị trí đang tắm.

Sau khi rời khỏi nước, cần xác định xem vết thương có phải là sứa biển cắn hay không. Dấu hiệu nhận biết là vết thương tấy đỏ, hình dạng thẳng hoặc xoăn dây, gây ra đau rát dữ dội. 

Tuyệt đối không chạm vào vết thương để tránh làm cho các tế bào chứa độc sứa tiếp tục phóng ra và làm tổn thương rộng và nặng hơn. 

Tránh xa vị trí tắm để kiểm tra vết sứa cắn

Tránh xa vị trí tắm để kiểm tra vết sứa cắn

Nhanh chóng làm sạch vết thương

Khi xác định vết sứa đốt cần lập tức làm sạch vết thương bằng nước biển hoặc nước muối pha đậm đặc. Xối nước liên tục vào phần da bị sứa cắn trước khi thực hiện các bước sơ cứu tiếp theo.

Lưu ý, chỉ sử dụng nước muối, không sử dụng các loại nước khác như nước lọc, nước ngọt để rửa vết thương. Đây là chất kích thích sẽ khiến gai nhọn của sứa tiếp tục phóng độc và làm vết thương trở nên nặng hơn. 

Chỉ sử dụng nước biển hoặc nước muối đậm đặc để làm sạch vết thương

Chỉ sử dụng nước biển hoặc nước muối đậm đặc để làm sạch vết thương

Giảm đau 

Khi bị sứa biển đốt, người bệnh sẽ cảm thấy đau rát, khó chịu đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Sau khi làm sạch vết sứa biển đốt, bạn có thể chườm đá lên vùng bị thương nhằm giảm đau, bớt sưng tấy và ngăn không cho nọc độc sứa lan rộng. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo ý kiến các dược sĩ tại quầy thuốc: bị sứa đốt bôi gì? 

Cách khác là pha dung dịch gồm 10 phần nước với một phần a-mo-ni-ac, giấm loãng (3-10%), sô đa hoặc mì chính sau đó bôi vào vùng bị thương (nếu không có sẵn những hóa chất trên có thể dùng chanh chà vào vết thương). 

Sứa cắn dùng thuốc gì? Nếu có điều kiện thì có thể sử dụng kem giảm ngứa hydrocortisone hoặc thuống kháng có chứa thành phần histamin giúp làm dịu vết thương.

Sử dụng thuốc kháng chứa thành phần histamin điều trị vết sứa cắn

Sử dụng thuốc kháng chứa thành phần histamin điều trị vết sứa cắn

Theo dõi tích cực và cấp cứu kịp thời

Bị sứa biển đốt nên làm gì? Nếu các vết sứa cắn ở thể nhẹ chỉ cần thực hiện 3 bước trên là tình trạng sẽ thuyên giảm. 

Nếu người bị sứa đốt vẫn còn đau nhức, có thể uống aspirin. Trong trường hợp người bệnh có biểu hiện trầm trọng hơn (như khó thở,…) phải nhanh chóng đưa đi cấp cứu tại bệnh viện.

Đặc biệt, khi có bất cứ dấu hiệu khác thường hoặc nguy hiểm nào, cần sơ cứu nhanh chóng rồi đưa đi cấp cứu ngay lập tức. Bạn cũng có thể tham khảo thêm: cách chữa sứa lửa đốt,... để phòng trừ trường hợp bị đốt bất ngờ. 

Đưa đi cấp cứu nếu bị sứa cắn ở thể nặng

Đưa đi cấp cứu nếu bị sứa cắn ở thể nặng

Kết luận

Bị sứa biển đốt khi đi tắm biển là tai nạn khó có phương pháp phòng tránh cụ thể nào. Chính vì thế, để bảo vệ sức khỏe bản thân và người thân, bạn cần nắm rõ kiến thức sơ cứu khi bị sứa cắn và đồ dùng cần thiết khi cần. Chúc bạn và người thân có chuyến du lịch biển an toàn và vui vẻ. 

Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Chia sẻ:

0 Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
 
 
up arrow